Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Kết quả thực hiện Dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường

Đăng lúc: 00:00:00 21/07/2023 (GMT+7)
100%
Print

Dự án “Tuyên tuyền, vận động nông dân áp dụng canh tác lúa thân thiện với môi trường tại Việt Nam” được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai tại Thanh Hóa từ cuối năm 2021.

            Sau khi HND xã tham mưu, lựa chọn địa điểm, xứ đồng, hộ tham gia mô hình trình diễn và các hộ tham gia dự án, được Hội Nông dân tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho các hộ với 3 khâu kỹ thuật: “ Tưới ướt khô xen kẽ, xử lý rơm rạgiảm phân bón hóa học”. Đồng thời được Ban quảy lý dự án tỉnh hỗ trợ một phần vật tư như: giống, phân bón, chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ sau thu hoạch… cho hộ tham gia mô hình trình diễn và các hộ tham gia dự án. Việc xây dựng mô hình trình diễn là điều kiện thuận lợi để hội viên, nông dân tiếp cận và áp dụng có hiệu quả những kỹ thuật mới vào sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái, nâng cao thu nhập và là hình mẫu để các hộ nông dân khác áp dụng vào sản xuất đại trà.

Trong quá trình thực hiện dự án, được Ban quản lý Dự án tỉnh thường xuyên chỉ đạo, trực tiếp xuống địa bàn kiểm tra tiến độ thực hiện dự án (trước khi cấy, sau khi cấy; tình hình chăm sóc, kiểm tra sâu bệnh, cắm biển mô hình....), Hội Nông dân thường xuyên phối hợp với cán bộ khuyến nông để nắm tình hình sinh trưởng và phát triển của cây lúa đối với mô hình trình diễn. Từ đó có những sự hỗ trợ, tư vấn, chỉ đạo kịp thời để đảm bảo mô hình được thực hiện và áp dụng đúng các kỹ thuật  theo phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.

Đến nay, qua ba vụ lúa Đông - Xuân 2021 – 2022, Hè - Thu 2022 và vụ Đông- Xuân 2022-2023, qua theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu, có thể khẳng định: Mô hình thực hiện Dự án, giúp nông dân giảm lượng giống, giảm lượng bón phân đạm từ 20% đến 25%, giảm lượng nước tưới, làm quen với việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơn rạ sau thu hoạch làm tăng độ màu mỡ của đất, giúp phát triển tốt bộ rễ, tránh đổ ngã ở giai đoạn sau, cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, hạn chế chồi vô hiệu, cây lúa được thông thoáng, ít bị sâu bệnh gây hại, làm tăng hạt chắc/bông trên 15% góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Có thể khẳng định việc triển khai Dự án canh tác lúa thân thiện với môi trường đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như phương pháp canh tác của hội viên, nông dân. Phương pháp này có tính ưu việt, không chỉ giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích, mà còn nâng cao nhận thức của nông dân về sản xuất lúa an toàn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn gặp không ít những khó khăn, như:

- Thứ nhất: Hệ thống kênh mương tưới tiêu chưa chủ động.

- Thứ hai: Phần lớn nông dân còn quen với tập quán cấy dày, bón thừa phân đạm, phun thuốc BVTV nhiều lần, tưới nước định kỳ khi ruộng vừa cạn nước.

- Thứ ba: Một số hộ nông dân còn đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng.

Để nhân rộng mô hình áp dụng kỹ thuật canh tác lúa thân thiện với môi trường cũng như nâng số hộ trồng lúa áp dụng phương pháp canh tác lúa thân thiện với môi trường.

1. Trong thời gian tới Hội Nông dân xã tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân nhân rộng diện tích cấy lúa theo phương pháp thân thiện với môi trường trên địa bàn toàn xã; thành lập chi, tổ Hội nghề nghiệp cấy lúa thân thiện với môi trường, có thể tạo ra thương hiệu cho gạo tại địa phương được đưa vào bán tại chuỗi cửa hàng nông sản an toàn của Huyện, bảo đảm đầu ra ổn định cho nông sản an toàn, thân thiện với môi trường, xây dựng thương hiệu gạo cho địa phương như sản phẩm (OCOP).

2. Đề nghị các thôn chỉ đạo cho nhân dân thực hiện tốt nông lịch thời vụ, cải tạo hệ thống thủy lợi tưới tiêu, nhất là hệ thống tưới, đảm bảo đủ nước tưới theo từng giai đoạn, quy hoạch những vùng có điều kiện đồng ruộng thuận lợi cho áp dụng phương pháp cấy lúa thân thiện với môi trường.

3. Các hộ nông dân phải tự giác chấp hành nghiêm quy trình kỹ thuật, sản xuất phải có tính cộng đồng cao. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, thăm đồng, phát hiện dịch hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, nắm vững các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa thân thân thiện với môi trường./.

Nguồn: Hội nông dân

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289