Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

kiểm soát giống vật nuôi

Đăng lúc: 00:00:00 16/11/2023 (GMT+7)
100%
Print

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh trong thời gia qua một số ổ dịch bệnh Cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc đã xảy ra ở một số huyện trên địa bàn tỉnh. Trong đó có nguyên nhân là hoạt động cung ứng, vận chuyển giống vật nuôi (đặc biệt là trâu, bò) để thực hiện chương trình, dự án, liên quan đến hỗ trợ con giống, không tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y, không thực hiện khai báo với Chính quyền địa phương, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y trên địa bàn nơi xuất phát, nơi đến để có biện pháp kiểm tra, quản lý, phòng, chống dịch bệnh trước khi đưa về hộ chăn nuôi theo quy định.Thực hiện Công văn 5695/SNN&PTNT-CNTY ngày 27/10/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh về tăng cường công tác quản lý hoạt động cung ứng vận chuyển con giống gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.

  

Để tăng cường công tác quản lý hoạt động chăn nuôi, thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ con giống, chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững. Chủ tịch UBND yêu Ban quản lý 12 thôn, các thành viên BCĐ chăn nuôi, tiêm phòng gia súc, gia cầm tập trung triển khai thực hiện tốt một số nội dung như sau:

1.  Đối với Ban quản lý 12 thôn.

-   Tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm biết các quy định về tiêm các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc cho gia súc, gia cầm, công tác kiểm dịch động vật (đối với vật nuôi đưa từ các tỉnh, huyện khác vào địa bàn), kiểm tra vệ sinh thú y và xác nhận nguồn gốc con giống để phát triển chăn nuôi trên địa bàn quản lý.

-   Yêu cầu các đơn vị cung ứng con giống cho các chương trình, dự án thực hiện nghiêm các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; các tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng hoặc hợp đồng cung ứng giống vật nuôi (nếu có) phải cử cán bộ chuyên môn phối hợp với  ủy ban nhân dân xã kiểm tra thực tế về điều kiện cơ sở sản xuất con giống, nguồn gốc, chất lượng con giống và việc ch


hành các quy định về tiêm vắc xin phòng bệnh , yêu cầu vệ sinh thú y đối với con giống trước khi cấp vào địa bàn theo quy định pháp luật.

2.   Các tổ chức, cá nhân tham gia tài trợ chương trình cung ứng con giống: Thông báo tới UBND xã các chương trình, dự án liên quan đến việc hỗ trợ con giống để phối hợp tổ chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Phối hợp tổ chức đánh giá chất lượng giống vật nuôi, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho vật nuôi trước khi cung cấp cho người dân.

       3.  Các sở sản xuất, cung ứng con giống gia súc, gia cầm

-    Cơ sở sản xuất con giống phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sản xuất giống vật nuôi theo quy định tại Điều 18, Điều 22, Điều 24 và Điều 25 của Luật Chăn nuôi. Đồng thời, phải thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng của cơ sở sản xuất giống theo quy định; các chỉ tiêu chất lượng bắt buộc phải công bố và mức chất lượng giống đối với đực giống, cái giống theo quy định tại Điều 7 Phụ lục V của Thông tư số 22/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp PTNT.

-   Giống vật nuôi phải khỏe mạnh, đạt chất lượng con giống, xuất phát từ các cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc tham gia chương trình giám sát dịch bệnh hoặc được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ; Cơ sở chăn nuôi, thu gom chưa được giám sát dịch bệnh, phòng bệnh bằng vắc xin hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ thực hiện việc lấy mẫu giám sát định kỳ theo quy định, cụ thể: Đối với trâu bò, dê: Lở mồm long móng; Lợn: Dịch tả lợn, lở mồm long móng, Dịch tả lợn châu phi; Gia cầm: Cúm gia cầm thể động lực cao, Niu-cát-xơn.

-   Cung cấp cho người mua giống hồ bao gồm thông tin về tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, tên giống vật nuôi, số lượng sản phẩm giống vật nuôi xuất bán, đối với gia súc, bản công bố tiêu chuẩn áp dụng, quy trình chăn nuôi.

-    Phải báo cáo với chính quyền địa phương nơi đến để kiểm tra, giám sát theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được vận chuyển trước khi vào địa bàn. Nghiêm cấm việc vận chuyển, kinh doanh giống vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm hoặc dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về kinh tế, chi phí phòng chống dịch và bị xử lý theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện đúng các quy định hiện hành để dịch bệnh lây lan.

-    Khi phát hiện động vật mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho nhân viên thú y xã, UBND xã hoặc UBND huyện.  

     4.  Các hộ tham gia các chương trình, dự án

-    Các hộ chăn nuôi chủ động chọn giống vật nuôi khỏe mạnh đảm bảo chất lượng tốt, kiểm tra các giấy tờ kèm theo các quy định trên trước khi giao nhận đưa vào chăn nuôi. Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi với UBND xã theo quy định.


-   Chỉ mua gia súc, gia cầm từ các đơn vị cung ứng, cơ sở chăn nuôi được pháp luật cho phép, đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc chấp hành các quy định của Luật Thú y, Luật Chăn nuôi.

-    Vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường; chuẩn bị đầy đủ nguồn thức ăn, nước uống, thuốc thú y và các vật tư cần thiết phục vụ chăn nuôi trước khi nhập động vật về nuôi.

-    Thông báo ngay với nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương khi phát hiện gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết, có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm hoặc chết bất thường không rõ nguyên nhân.

      5.    Cán bộ thú y xã:  Kiểm tra, đôn đốc các thôn, đơn vị liên quan, nhất là tại các đơn vị thực hiện chương trình, dự án hỗ trợ con giống phải thực hiện nghiêm các quy định của Luật Chăn nuôi, Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; tham mưu cho UBND cử thành phần tham gia kiểm tra và tổng hợp kết quả báo cáo Chủ tịch UBND ./.

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289