Các phương thức tra cứu thông tin người dân thay Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú giấy
Theo hướng dẫn của Bộ Công an, dùng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử là 1 trong những phương thức sử dụng thông tin công dân thay việc xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự.
Trong kết luận cuộc họp ngày 22/8 về Đề án 06, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Công an dự thảo Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy kết nối, khai thác dữ liệu từ cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, không yêu cầu Sổ hộ khẩu giấy trong các giao dịch với người dân trong tháng 9/2022.
Để thực hiện quy định của Luật Cư trú một cách thống nhất, đồng bộ, đồng thời tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người dân trong thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an mới đây đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về những phương thức sử dụng thông tin công dân thay cho việc người dân phải xuất trình Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú:
Sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết, thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú.
Luật CCCD năm 2014 quy định thẻ CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Sử dụng thiết bị đọc QRCode trên thẻ CCCD
Công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc QRCode theo tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành, đã tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ mã QR trên thẻ CCCD. Các thông tin gồm số CCCD; số CMND 9 số; họ và tên; ngày sinh; giới tính; nơi thường trú; ngày cấp CCCD.
Sử dụng thiết bị đọc chip điện tử trên thẻ CCCD
Công dân, cơ quan, tổ chức cũng có thể dùng thiết bị đọc thông tin trong chip trên CCCD để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, giao dịch dân sự… Thiết bị này do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội nghiên cứu kết hợp sản xuất. Hiện nay, Công an cấp huyện đã được trang cấp và đang sử dụng.
Tra cứu thông tin cá nhân trong CSDL quốc gia về dân cư
Theo hướng dẫn, người dân tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong CSDL quốc gia về dân cư để sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, bằng cách: Truy cập trang dichvucong.dancuquocgia.gov.vn; đăng nhập tài khoản/ mật khẩu truy cập (sử dụng tài khoản Cổng dịch vụ công quốc gia), xác thực nhập mã OTP được hệ thống gửi về điện thoại.
Tiếp đó, tại trang chủ, người dân chọn chức năng “Thông tin công dân”, nhập các thông tin theo yêu cầu và nhấn “Tìm kiếm”. Lúc này, thông tin cơ bản của công dân sẽ hiển thị trên màn hình.
Sử dụng ứng dụng VNeID hiển thị các thông tin cá nhân
Để sử dụng app VNeID hiển thị thông tin trên các thiết bị điện tử phục vụ giải quyết các thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, người dân đến cơ quan Công an đăng ký tài khoản mức 2; thực hiện cài đặt ứng dụng VNeID; thực hiện kích hoạt tài khoản trên thiết bị di động khi nhận được tin nhắn thông báo đăng ký tài khoản thành công theo các bước trong ứng dụng VNeID.
Sau khi được kích hoạt, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử bao gồm: Công dân đăng nhập 1 lần trên Cổng dịch vụ công quốc gia (liên thông với Cổng dịch vụ công của các bộ, ngành, địa phương) với tên tài khoản là số định danh cá nhân và mật khẩu để thực hiện các dịch vụ công trực tuyến. Tùy từng dịch vụ công trực tuyến, thông tin của công dân sẽ được điền vào biểu mẫu điện tử (Form), người dân không phải điền và không sửa được thông tin.
Người dân cũng có thể sử dụng tài khoản, mật khẩu đăng nhập ứng dụng VNeID trên thiết bị di động. Các thông tin CCCD, thông tin dân cư được tích hợp hiển thị trên ứng dụng VNeID để người dân, cơ quan, tổ chức sử dụng để phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và các giao dịch của người dân.
Các doanh nghiệp, tổ chức kết nối trực tiếp với hệ thống định danh xác thực điện tử của Bộ Công an để sử dụng xác thực điện tử tài khoản định danh điện tử của người dân.
Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú
Công dân trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua dịch vụ công trực tuyến khi cần thiết.
Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân dưới hình thức văn bản hoặc văn bản điện tử theo yêu cầu của công dân. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp và có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú xác nhận về việc khai báo cư trú.
Sử dụng Thông báo số định danh cá nhân
Bộ Công an đã chỉ đạo thực hiện cấp Thông báo số định danh và thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư cho 100% người dân chưa được cấp CCCD trên toàn quốc để người dân sử dụng giải quyết các thủ tục hành chính, các giao dịch dân sự cần chứng minh nơi cư trú của công dân.
- Tuyên truyền Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến
- Cảnh báo các tghur đoạn lừa đảo phổ biến trên ko gian mạng
- Lợi Ích Của Ví Điện Tử Trong Cuộc Sống Hàng Ngày
- Lùi thời gian tắt sóng điện thoại 2G để hỗ trợ người dân do ảnh hưởng bão số 3
- triển khai mô hình đề án dữ liệu về dân cư
- Dừng công nghệ di động 2G, để phổ cập điện thoại thông minh
- Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng toàn cầu
- Phát triển nông nghiệp thông minh là tất yếu
- Những điều cần biết về tắt sóng mạng 2G
- Bộ TT&TT công bố lộ trình dừng vận hành hệ thống di động 2G
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289