CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH THANH HÓA VỚI MÔ HÌNH “3 KHÔNG”
Triển khai chuyển đổi số (CĐS) thí điểm mô hình “3 không” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa gồm: không phải khai báo thông tin nhiều lần trong thực hiện dịch vụ công (DVC), không dùng tiền mặt trong một số các dịch vụ thiết yếu và không cần tiếp xúc trực tiếp với chính quyền.
Theo Kế hoạch triển khai chuyển đổi số thí điểm theo mô hình 3 không của Sở TT&TT Thanh Hoá, mô hình được triển khai thí điểm tại 5 xã, phường gồm: phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa; xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương; xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân; xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa và xã Nga Liên, huyện Nga Sơn từ 1/6 - 30/7/2023. Sau 2 tháng triển khai mô hình 3 không, các địa phương được chọn thí điểm đều đánh giá cao mô hình bởi tính thiết thực và tiện ích. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng bộc lộ nhiều khó khăn cần được khắc phục.
Xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân
Thực hiện thí điểm mô hình 3 không tại xã Tây Hồ, song hành với việc cài đặt chữ ký số cá nhân, tổ công tác hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm mô hình 3 không trên địa bàn huyện Thọ Xuân đã tiến hành kiểm tra, rà soát và tạo lập tài khoản dịch vụ công cho công dân để công dân được khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.
Đến ngày 14-7-2023, trên địa bàn xã Tây Hồ đã tiến hành cài đặt và cấp được 1.189/1.424 chữ ký số cá nhân (đạt 83,5%) của MISA cho những công dân có mặt tại địa phương sử dụng điện thoại thông minh; triển khai tạo lập tài khoản ngân hàng, cài đặt ví điện tử, VNPT pay, Viettel pay, Mobi Money cho Nhân dân trên địa bàn xã. Kết quả, đã có 1.617/2.150 (người từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn xã) được kích hoạt tài khoản thanh toán điện tử, đạt 75,2%; người dân đến giao dịch, thực hiệc các dịch vụ công trực tuyến được cán bộ, công chức cầm tay chỉ việc, hướng dẫn tận tình, chu đáo
Với những kết quả bước đầu đạt được, xã Tây Hồ đang tiếp tục triển khai mô hình 3 không với mục tiêu vừa làm, vừa trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện các quy trình và thao tác trên máy điện thoại và máy tính để nhân dân nhận thấy được tiện ích trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến và thực hiện thanh toán trực tuyến đối với các dịch vụ công thiết yếu, từ đó tạo thành thói quen, lan tỏa mô hình rộng khắp trên địa bàn huyện.
Xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa
Lực lượng công an xã Thiệu Trung đã phối hợp với đoàn thanh niên xã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cho Nhân dân đăng ký tài khoản định danh điện tử VNeID.
Đến nay, toàn xã đã cài đặt được 2.293/2.438 tài khoản VNeID, đạt 94% theo kế hoạch huyện giao. Đến thời điểm hiện tại, UBND xã Thiệu Trung đã hướng dẫn và tạo được 407 tài khoản dịch vụ công trực tuyến cho người dân. Tại bộ phận một cửa xã, 522 công dân được hướng dẫn thực hiện đăng ký thủ tục hành chính trên cổng thông tin dịch vụ công quốc gia; chứng thực điện tử được 392 hồ sơ; thực hiện đăng ký hộ tịch được 94 hồ sơ; hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ xã hội 4 hồ sơ; tạo lập 215 tài khoản thanh toán điện tử cho người dân; tạo mới 145 mã QR code thanh toán không dùng tiền mặt tại các chợ/cửa hàng, điểm thanh toán tiền điện trên địa bàn toàn xã
Tại phường Điện Biên, UBND phường đã tập trung các biện pháp, giải pháp huy động tối đa lực lượng bao gồm công an phường, cán bộ, công chức, tổ công nghệ số cộng đồng, các đoàn viên, thanh niên, các tình nguyện viên là học sinh Trường THPT Nguyễn Trãi phối hợp tổ chức hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử cho công dân, giao khoán chỉ tiêu từng tổ công tác theo tiêu chí rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm gắn với thời gian hoàn thành cụ thể đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu theo quy định, kết hợp giữa thu nhận hồ sơ căn cước công dân (CCCD) tại trụ sở công an phường với thu nhận hồ sơ CCCD lưu động là 5.619/7.468 hồ sơ (đạt tỷ lệ 75%).
Rút kinh nghiệm và kết quả triển khai mô hình trên toàn tỉnh
Để việc triển khai mô hình 3 không đạt hiệu quả, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cũng tích cực tập huấn và tham mưu quy trình triển khai mô hình phù hợp với thực tế của từng đơn vị. Tổ chức các chương trình tập huấn để từng cán bộ cấp xã, phường, thành viên Tổ Công nghệ số cộng đồng nắm sâu, hiểu kỹ về hệ thống ứng dụng cần cài đặt và cách sử dụng hiệu quả, an toàn.
Với nhiều nỗ lực triển khai, thực hiện mô hình 3 không tại các đơn vị thí điểm, các đơn vị cung cấp dịch vụ, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở Thông tin và Truyền thông, kết quả, tại 5 đơn vị thực hiện thí điểm, đối với nội dung chính quyền điện tử đã có 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức, chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hoàn toàn trên môi trường điện tử; 100% lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp chứng thư số; 100% văn bản, hồ sơ công việc được tạo lập, xử lý, ký số trên môi trường điện tử (trừ văn bản mật theo quy định); 90% tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trực tuyến.
Đối với người dân, tổ chức, doanh nghiệp tại 5 đơn vị thực hiện thí điểm, tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh đạt 80% trở lên; tỷ lệ người dân trên 15 tuổi có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức hợp pháp khác đạt 75% trở lên; tỷ lệ người dân được cấp tài khoản định danh điện tử, chữ ký số điện tử cá nhân, sử dụng nền tảng số trao đổi thông tin với các cơ quan chính quyền, được thông tin, tuyên truyền, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cơ bản đều đạt 80% trở lên.
Khó khăn, hạn chế
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mô hình 3 không, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế, vướng mắc cần được khắc phục như: Do là mô hình mới dù đã được tuyên truyền nhưng Nhân dân còn nhiều thắc mắc khiến cho cán bộ phải giải thích nhiều, thời gian cài đặt kéo dài; trong quá trình cài đặt ứng dụng chữ ký số cá nhân (VNPT SmartCA) phải nhập rất nhiều trường thông tin, mắc nhiều lỗi kỹ thuật (điện thoại với hệ điều hành IOS phải xác thực xoay tròn thẻ CCCD rất mất thời gian; người dân quên mật khẩu icloud của điện thoại nên không tải được các ứng dụng về máy; có nhiều trường hợp đã nhập trường thông tin đăng ký rồi nhưng mạng bị lỗi hoặc phải quay lại bước đầu để làm thì nhận được thông báo tồn tại yêu cầu mua chứng thư, không tồn tại thông tin tài khoản trên hệ thống ); cài đặt ứng dụng bảo vệ người dân trên môi trường mạng (c-m safe) bị hạn chế rất nhiều tính năng hoạt động của điện thoại thông minh
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng Phòng Quản lý Công nghệ thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa, cho biết: Qua công tác giám sát, hỗ trợ các địa phương cài đặt ứng dụng, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã ghi nhận những khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh, từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả và an toàn.
Sở TT&TT Thanh Hóa cũng đã ghi nhận những kết quả khả quan bước đầu, từng bước khắc phục các khó khăn, vướng mắc thực tế phát sinh. Từ đó tham mưu giải pháp cụ thể đối với từng địa phương cũng như kiến nghị với đơn vị cung cấp dịch vụ, đảm bảo mục tiêu kết thúc chương trình thí điểm, người dân vẫn sử dụng ứng dụng đã cài đặt một cách hiệu quả, an toàn và đề xuất nhân rộng mô hình ra địa bàn toàn tỉnh./.
- Cảnh báo các tghur đoạn lừa đảo phổ biến trên ko gian mạng
- Lợi Ích Của Ví Điện Tử Trong Cuộc Sống Hàng Ngày
- Lùi thời gian tắt sóng điện thoại 2G để hỗ trợ người dân do ảnh hưởng bão số 3
- triển khai mô hình đề án dữ liệu về dân cư
- Dừng công nghệ di động 2G, để phổ cập điện thoại thông minh
- Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng toàn cầu
- Phát triển nông nghiệp thông minh là tất yếu
- Những điều cần biết về tắt sóng mạng 2G
- Bộ TT&TT công bố lộ trình dừng vận hành hệ thống di động 2G
- Xã Phú Nhuận tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuyển đổi số 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289