KH kiểm tra ATTP trên địa bàn xã Phú Nhuận
Ngày 06/01/2022, BCĐ quản lý vệ sinh ATTP ban hành Kế hoạch số: 03/KH-BCĐ về Kiểm tra ATTP năm 2022 trên địa bàn xã Phú Nhuận.
Kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2022.
Căn cứ vào tình hình thực tế về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Phú Nhuận, BCĐ quản lý về VSATTP xã Phú Nhuận xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2022 với nội dung như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.
1. Mục đích:
- Đánh giá công tác chỉ đạo và kết quả triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Đánh giá thực trạng việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật về VSATTP, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, các giải pháp xử lý nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về VSATTP của UBND xã và các tổ chức cá nhân có liên quan.
- Phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP; hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, góp phần thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
2. Yêu cầu:
- Công tác kiểm tra phải thực hiện khách quan, nghiêm túc, tiết kiệm, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch.
- Kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không gây khó khăn, phiền hà làm cản trở hoạt động bình thường của cơ sở được kiểm tra.
- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, tránh chồng chéo, bỏ sót đối tượng; kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo VSATTP; các hành vi vi phạm phải được xử lý nghiêm theo quy định hiện hành của pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:
1. Đối tượng kiểm tra:
Các cơ sở, hộ gia đình, sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn
uống không có địa điểm cố định.
2. Phạm vi kiểm tra:
Kiểm tra tại 12 thôn trên toàn xã.
3. Nội dung kiểm tra:
Kiểm tra Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn xã về công tác an toàn thực phẩm theo các qui định, hướng dẫn của nhà nước.
4. Thời gian kiểm tra:
4.1. Đợt 1: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trước, trong và sau tết nguyên đán. (Tháng 01/2021).
- Thành lập 01 đoàn kiểm tra của xã: Tổ chức kiểm tra 9 cơ sở, trong đó:
+ 8/24 cơ sở thuộc ngành công thương.
+ 1/3 cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp.
- Kiểm tra hộ sản xuất ban đầu : 36 hộ
4.2. Đợt 2: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong tháng hành động an toàn thực phẩm. (Tháng 4, 5/2021).
- Thành lập 01 đoàn kiểm tra của xã: Tổ chức kiểm tra 9 cơ sở, trong đó:
+ 8/24 cơ sở thuộc ngành công thương.
+ 1/3 cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp.
- Kiểm tra hộ sản xuất ban đầu : 36 hộ
4.3. Đợt 3: Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm Tết trung thu (Tháng 9/2021).
- Thành lập 01 đoàn kiểm tra của xã: Tổ chức kiểm tra 9 cơ sở thuộc ngành nông nghiệp quản lý.
- Thành lập 01 đoàn kiểm tra của xã: Tổ chức kiểm tra 9 cơ sở, trong đó:
+ 8/24 cơ sở thuộc ngành công thương.
+ 1/3 cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc ngành nông nghiệp.
- Kiểm tra hộ sản xuất ban đầu : 36 hộ
- Kiểm tra cơ sở giết mổ: 1 cơ sở
4.4 Phối hợp cấp huyện kiểm tra 7 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và một cơ sở sản xuất bánh mì thuộc ngành công thương.
5. Tổ chức thực hiện:
a. Thành lập Đoàn kiểm tra:
Giao Văn phòng UBND xã phối hợp với các ngành: Trạm Y tế, công chức Nông nghiệp tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo xã thành lập Đoàn kiểm tra, tổ chức thực hiện đảm bảo đúng nội dung và thời gian. Cơ cấu Đoàn kiểm tra gồm:
- Trưởng đoàn: Lãnh đạo UBND xã.
- Thành viên: Cán bộ, công chức chuyên môn: Y tế, Nông nghiệp và các ngành liên quan.
b. Phương pháp và quy trình kiểm tra:
- Nghe đại diện cơ sở báo cáo việc chấp hành các quy định bảo đảm ATTP.
- Thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Kiểm tra các điều kiện bảo đảm ATTP.
- Lập biên bản kiểm tra, hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).
6. Kiểm tra liên ngành đột xuất:
- Đơn vị chủ trì: Ban chỉ đạo VSATTP xã.
- Đơn vị phối hợp: Các ban, ngành, đơn vị có liên quan đến hoạt động quản lý về vệ sinh ATTP.
- Ban chỉ đạo tham mưu cho Chủ tịch UBND xã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đột xuất tại các cơ sở thực phẩm trong các trường hợp sau:
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật rõ ràng về ATTP do tổ chức công dân phản ánh tại cơ sở thực phẩm do hai ngành quản lý trở lên hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành về ATTP đề nghị tiến hành kiểm tra liên ngành đột xuất.
+ Theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:
Kinh phí thực hiện kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Năm 2021 được trích từ nguồn kinh phí chương trình An toàn thực phẩm xã.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH, CÁC CẤP:
1. Trách nhiệm của Ban chỉ đạo:
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chủ trì Đoàn kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của UBND xã, Chủ tịch UBND xã, Trưởng Ban chỉ đạo xã giao.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra; tham mưu cho Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ tịch UBND xã xử lý đối với các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo về quản lý ATTP trên dịa bàn, đề xuất chuyển cho cơ quan thanh tra chuyên ngành xử lý theo quy định của pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có hành vi vi phạm quy định về ATTP.
2. Trách nhiệm của các ngành và các đơn vị:
Trưởng trạm Y tế, công chức Nông nghiệp, trưởng Công an xã trực tiếp tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành theo sự chỉ đạo của UBND xã.
3. Trách nhiệm của Đoàn kiểm tra liên ngành:
- Tuân thủ trình tự, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời gian kiểm tra, thời gian kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ sở được kiểm tra; không được sách nhiễu, gây phiền hà cho cơ sở được kiểm tra.
- Đoàn kiểm tra liên ngành sắp xếp thời gian kiểm tra phù hợp, thuận lợi
về đối tượng, địa bàn và thông báo lịch kiểm tra cụ thể cho các đơn vị và cơ sở thực phẩm được kiểm tra.
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện đơn vị, cá nhân nào thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý thì đề xuất Trưởng Ban chỉ đạo xã, Chủ tịch UBND xã xử lý kỷ luật; nếu phát hiện cơ sở thực phẩm có vi phạm về VSATTP thì xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định.
- Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra theo quy định và chịu trách nhiệm về các kết luận kiểm tra của Đoàn.
- Sau khi kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn tổng hợp kết quả, báo cáo kết quả về UBND xã.
4. Trách nhiệm của cơ sở thực phẩm được kiểm tra:
- Chủ cơ sở trực tiếp hoặc cử người đại diện hợp pháp để làm việc với Đoàn kiểm tra.
- Cung cấp các hồ sơ, tài liệu về VSATTP có liên quan đến nội dung kiểm tra và giải trình các nội dung theo yêu cầu của Đoàn.
- Thực hiện kết luận kiểm tra, chấp hành các quyết định của Đoàn kiểm tra.
Trên đây là kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm năm 2022; yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289