Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

phòng chống rét cho vật nuôi

Đăng lúc: 00:00:00 17/11/2023 (GMT+7)
100%
Print

Theo thông tin từ sở nông nghiệp và PTNT Thanh hóa về rét đậm rét hại xảy ra ở vụ Đông Xuân hàng năm làm ảnh hưởng đến tổng đàn vật nuôi và kinh tế của người chăn nuôi. Nguyên nhân do gia súc, gia cầm bị chết do bị đói, bị rét kéo dài, nhiệt độ xuống thấp kèm theo điều kiện về chuồng trại, dự trữ thức ăn, vệ sinh môi trường không tốt làm phát sinh dịch bệnh. Đối tượng gia gia súc chết rét chủ yếu là trâu, bò già yếu, bê nghé non…


          Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại Chủ tịch UBND xã yêu cầu các thành viên  BCĐ,  các trưởng thôn khẩn trương thực hiện các nội dung sau.

          1.Theo dõi sát diễn biến thời tiết, thông tin kịp thời đến người dân chủ động trong việc phòng chống đói rét cho đàn vật nuôi, trước những diễn biến bất thường của thời tiết.

2. Đối với chăn nuôi: Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi vệ sinh, củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, chủ động dự trữ thức ăn tinh, thức ăn khô, thức ăn ủ chua, bảo quản các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc như cỏ. Đối với gia cầm phải có đèn sưởi, củng cố chuồng trại chăn nuôi che chắn nền chuồng khô kín, ấm và đảm bảo vệ sinh; không để trâu bò làm việc, chăn thả tự do khi xảy ra rét đậm rét hại, đưa trâu bò về chỗ nuôi nhốt có kiểm soát, áp dụng các biện pháp giữ ấm cho trâu bò, đồng thời bổ sung khoáng, thức ăn tinh, Vitamin trong những ngày rét đậm, rét hại, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 12 độ C cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, tiến hành tiêm phòng đầy đủ cho gia súc, gia cầm, tẩy giun sán cho trâu bò. Áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh liên quan đến mùa rét như cước chân, xù lông do gió mùa.

3. Đối với nuôi trồng thủy sản:Đối với các đối tượng nuôi đạt kích cỡ thương phẩm, nhất là đối tượng thủy sản chịu rét kém như cá rô phi, cá chuối… chỉ đạo nhân dân tập trung thu hoạch. Đối với cá giống và cá nuôi chưa đạt kích cỡ thương phẩm. Duy trì mực nước ao đảm bảo độ sâu từ 1,5 – 2m; thả bèo tây trên mặt ao chiếm 1/2 – 2/3 diện tích ao nuôi; thả sọt tránh rét cho cá ở góc phía Bắc của ao, sử dụng các sọt đan bằng tre nứa, đưa sọt vào các túi rơm tạo giá thể để cá trú ẩn tránh rét; Cho ăn đầy đủ, sử dụng các loại thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, bổ sung thêm Vtamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng. Khi nhiệt độ nước dưới 12 độ C thì ngừng cho ăn, vào thời điểm nắng ấm trong ngày có thể cho cá ăn bằng thức ăn tinh, thức ăn chế biến,... ; Hàng ngày theo dõi chất lượng nước, không đưa các loại phân gia súc xuống ao làm ảnh hưởng xấu đến môi trường nước. Bổ sung lượng nước cần thiết để đảm bảo độ sâu theo yêu cầu kỹ thuật; Quan sát, theo dõi sức khỏe của đối tượng nuôi để xử lý kịp thời. Không kéo lưới kiểm tra hoặc thu tỉa khi thời tiết rét đậm, rét hại

4. Chủ tịch UBND xã giao:

* Ban Nông nghiệp:

- Chủ động tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt các công tác phòng chống rét cho sản xuất và cho gia súc, gia cầm. Phối hợp với bộ phận văn hóa tăng cường công tác tuyên truyền.

- Cán bộ Khuyến nông, Cán bộ Thú y:  thường xuyên bám sát cơ sở, theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, đồng thời hướng dẫn người dân thực hiện tốt một số biên pháp kỹ thuật trong chăn  nuôi, nhằm bảo vệ đàn con nuôi trước những ngày nhiệt độ xuống thấp.

* Thành viên BCĐ xã: Các đồng chí cán bộ chỉ đạo bám sát cơ sở, nắm bắt tình hình của đơn vị mình phụ trách, kịp thời có ý kiến chỉ đạo đến thôn và kiến nghị với Đảng ủy, UBND xã khi có bất thường xảy ra trên đàn vật nuôi và cây trồng.

5. Các tổ chức đoàn thể: Tập trung tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên thực hiện tốt các công tác phòng chống rét đậm rét hại.

 

 

 

 

 

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289