Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ

Đăng lúc: 00:00:00 18/08/2023 (GMT+7)
100%
Print

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năngđọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn xã Phú Nhuận

 KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năngđọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn xã Phú Nhuận

Thực hiện Kế hoạch số: 228/KH-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2023 của UBND huyện Như Thanh về Triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn huyện Như Thanh. UBND xã Phú Nhuận ban hành kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức triển khai hiệu quả Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; hình thành thói quen đọc sách và phát triển văn hóa đọc, đặc biệt là phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần thúc đẩy, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

- Lan tỏa và thu hút sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa cơ sở để hình thành thói quen và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận, xử lý thông tin cho thiếu nhi, góp phần xây dựng thế hệ trẻ trên địa bàn xã Phú Nhuận phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mỹ.

- Xây dựng các giải pháp để phát triển một cách đồng bộ, bền vững các hoạt động văn hóa đọc trong Nhân dân, hệ thống thư viện, phòng đọc của các xã, thôn, trường học trên địa bàn toàn xã.

 2. Yêu cầu

 - Việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phải được tiến hành nghiêm túc, kịp thời, thiết thực và hiệu quả.

- Đổi mới trong tổ chức và hoạt động; triển khai nhiều mô hình phù hợp, thực hiện tốt vai trò khơi dậy đam mê, hình thành thói quen, xây dựng và phát triển kỹ năng đọc, kỹ năng tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

- Chú trọng, đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động phục vụ bạn đọc tại hệ thống thư viện huyện và các thư viện của trường học trên địa bàn.

- Huy động sự tham gia vào cuộc của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, gia đình và các tầng lớp Nhân dân nhằm hỗ trợ, chung tay phát triển văn hóa đọc, hình thành thói quen đọc sách, đặc biệt là phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi một cách đồng bộ và thường xuyên.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác truyền thông vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vị trí, vai trò của văn hóa đọc trên các kênh thông tin đại chúng, nhất là trên nền tảng công nghệ số, phát huy ưu thế của mạng xã hội nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí,vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năngđọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi. Chỉ đạo xây dựng, phát triển mô hình, liên kết các loại hình thư viện, phòng đọc trên địa bàn phù hợp với đối tượng thiếu nhi.

2. Hàng năm với điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng nguồn kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và bổ sung sách, báo vào thư viện, phòng đọc; đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá để phát triển phòng đọc, từng bước xây dựng và phát triển thư viện, phòng đọc, mô hình văn hoá đọc phù hợp với thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt.

3. Định kỳ phối hợp thư viện huyện tổ chức các hoạt động sự kiện như: “Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4)”; “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời”…Được lan tỏa để thu hút người dân, đặc biệt là các em thiếu nhi, phát huy hiệu quả mô hình phát triển văn hóa đọc.

4. Bổ sung mới nguồn tài nguyên sách, báo có chọn lọc cho thư viện xã; tăng cường luân chuyển sách, báo xuống phòng đọc tại các thôn để phục vụ Nhân dân.

5. Xây dựng kế hoạch, chương trình đưa văn hóa đọc vào trường học thông qua “Tiết học về văn hóa đọc”... phối hợp cùng hệ thống thư viện xã với trường học xây dựng chương trình ngoại khóa tham quan, học tập, sử dụng các dịch vụ của thư viện, đồng thời phát động những cuộc thi giới thiệu sách, đọc sách, sáng tác sách và đẩy mạnh công tác biểu dương, khen thưởng cho các học sinh, gia đình có đóng góp nhiều cho phong trào phát triển văn hóa đọc.

6. Tạo điều kiện, khuyến khích người làm công tác thư viện được nâng cao trình độ chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp. Tạo điều kiện cử cán bộ thư viện tham gia các khoá học ngắn hạn, các buổi hội thảo chuyên đề, khoá tập huấn về kỹ năng phục vụ thiếu nhi.

III. KINH PHÍ

1. Hàng năm các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện các nhiệm vụ có trách nhiệm lập dự toán kinh phí gửi Kế toán - Ngân sách xã để tham mưu cho Chủ tịch UBND xã bố trí nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ.

2. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp khác hỗ trợ hoạt động của thư viện, phòng đọc trong xây dựng phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Uỷ ban MTTQ xã và các tổ chức đoàn thể xã.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức phong phú, sinh động nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa đọc nhằm xây dựng môi trường đọc và phát triển năng lực đọc cho thiếu nhi.

2. Ban Văn hóa.

- Là bộ phận thường trực tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các ban, bộ phận chuyên môn, đơn vị, các thôn tổ chức triển khai các hoạt động phát triển văn hóa đọc phục vụ thiếu nhi trên địa bàn xã.

- Tiếp tục tập trung triển khai thực hiện Luật Thư viện, Kế hoạch số 189/KH-UBND ngày 19/8/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Kế hoạch số 04/KH-UBND ngày 12/01/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

- Chủ trì phối hợp với các ban, bộ phận chuyên môn, đơn vị, các thôn trong việc lồng ghép nội dung các chương trình, kế hoạch khác liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch này.

- Vận động và tìm nguồn tài trợ, xã hội hóa phục vụ phát triển văn hóa đọc trong đó tập trung phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

3. Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã

- Phối hợp với ban Văn hóa và các bộ phận liên quan triển khai thực  hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn các thư viện, phòng đọc các thôn hoạt động nâng cao chất lượng văn hóa đọc, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như trên hệ thống truyền thanh, trang thông tin điện tử, trên Zalo, Facebook.

- Bổ sung sách, báo phù hợp với thiếu nhi; chủ trì tổ chức các hội thi tuyên truyền giới thiệu sách dành cho thiếu nhi trên địa bàn xã; phát triển thư viện, phòng đọc tại các thôn để phục vụ người dân, nhất là cho bạn đọc thiếu nhi.

- Hướng dẫn hệ thống thư viện, phòng đọc triển khai xây dựng điểm mô hình khuyến đọc, không gian đọc thân thiện với thiếu nhi; phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”…

4. Các trường học.

 - Phối hợp với Ban Văn hóa và các bộ phận liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức thực hiện Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông, chỉ đạo rà soát, kiện toàn hệ thống thư viện trong trường học thuộc phạm vi quản lý theo hướng hiện đại, thân thiện, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng là đối tượng thiếu nhi; bố trí người làm công tác thư viện trong trường học đạt chuẩn theo quy định.

- Hoàn thiện tiêu chuẩn về thư viện trong trường học  thuộc phạm vi quản lý và khung chương trình giáo dục bao gồm các giờ học ngoại khóa tại thư viện; đẩy mạnh xây dựng văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc trong học đường, gắn với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, trong đó tập trung nâng cao tinh thần tự đọc, tự học, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận, tra cứu và xử lý thông tin cho thiếu nhi, đồng thời đưa hoạt động này thành nội dung của tiết học chính khóa phù hợp với từng cấp học, bậc học.

- Đẩy mạnh việc gắn giáo dục năng lực ngôn ngữ với các năng lực cơ bản như năng lực đọc, năng lực viết; hướng dẫn xây dựng và phát triển các nguồn tài liệu học tập trong trường học.

 - Đánh giá hiệu quả triển khai Kế hoạch, định kỳ hàng năm gửi Ban văn hóa xã kết quả thực hiện để tổng hợp báo cáo theo quy định.

5. Kế toán - Ngân sách.

 Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, hàng năm phối hợp với các đơn vị, bộ phận chuyên môn tham mưu trình Chủ tịch UBND xã bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ, quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.

6. Các ban, bộ phận chuyên môn.

- Phối hợp với Ban văn hóa và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định

- Tích cực tham gia tuyên truyền, vận động về văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc trong đó tập trung phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi; triển khai lồng ghép các hoạt động, phong trào do tổ chức mình chủ trì hoặc phối hợp thực hiện có liên quan hoặc hỗ trợ việc phát triển văn hóa đọc.

 7. Đối với các thôn.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh về vị trí, vai trò của văn hóa đọc, đặc biệt là hình thành thói quen đọc, phát triển kỹ năng đọc đến với Nhân dân biết để thực hiện.

- Phối hợp với Ban văn hóa; các trường học và các bộ phận liên quan khác trong việc hình thành và duy trì thói quen đọc, nâng cao kỹ năng đọc và năng lực tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 01/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 185/KH-UBND, ngày 10/7/2023 của UBND tỉnh về đẩy mạnh đổi mới hoạt động của thư viện trong xây dựng, phát triển kỹ năng đọc, tiếp cận và xử lý thông tin cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. UBND xã đề nghị các ban, bộ phận chuyên môn, đơn vị, các thôn triển khai thực hiện đạt hiệu quả./.

Nguồn: Văn hóa - xã hội

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289