Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Triển khai công tác đảo đảm An toàn thực phẩm trên địa bàn xã Phú Nhuận

Đăng lúc: 00:00:00 06/05/2024 (GMT+7)
100%
Print

Thực hiện công văn số: 1065/UBND-VP ngày 09/4/2024 của UBND huyện Như Thanh về việc bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm năm 2024. UBND xã Phú Nhuận xây dựng Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm An toàn thực phẩm năm 2024 trên địa bàn xã với các nội dung cụ thể như sau:

 

 

I. MỤC TIÊU

 

1. Mục tiêu chung

- Bảo đảm An toàn thực phẩm trên địa bàn nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân; góp phần phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng đáp ứng yêu cầu phát triển của xã Phú Nhuận;

- Nâng cao năng lực hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm; tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ và phối hợp liên ngành trong công tác bảo đảm ATTP;

- Tăng cường giám sát, báo cáo để xử lý kịp thời những vi phạm về ATTP trong quá trình sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ Nhân dân.

 

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành công tác bảo đảm An toàn thực phẩm cho Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức, kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm cho người sản xuất, kinh doanh, chế biến và toàn thể Nhân dân trên địa bàn;

- Nâng cao trình độ chuyên môn, kỷ năng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm;

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các Dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về an toàn thực phẩm;

- Giảm mức thấp nhất các vụ, ca ngộ độc thực phẩm, không để tử vong do ngộ độc thực phẩm trên địa bàn xã.

 

3. Các chỉ tiêu

- 100% thành viên Ban chỉ đạo xã được tập huấn và 95% có kiến thức thực hành đúng về quản lý ATTP;

- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống được kiểm tra, giám sát ít nhất 02 lần trong năm.

- Ít nhất 90% các sản phẩm thực phẩm lưu thông trên địa bàn xã có nguồn gốc, xuất xứ.

- Thực phẩm tiêu dùng thông qua chuỗi thực phẩm an toàn có xác nhận

- Các sự kiện diễn ra trên địa bàn xã như: Đám hiếu, hỷ tổ chức ăn uống được kiểm soát tốt, không để xảy ra các sự cố mất an toàn thực phẩm, các vụ ngộ độc thực phẩm đông người (từ 30 người trở lên);

- Thực hiện tốt các tiêu chí duy trì xã ATTP năm 2024

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm đối với giết mổ gia súc, gia cầm, thức ăn đường phố; từng bước chấn chỉnh các hoạt động kinh doanh thức ăn đường phố thực hiện theo quy định.

 

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

 

1. Công tác chỉ đạo, điều hành

- Kiện toàn Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong ban chỉ đạo an toàn thực phẩm

- Xây dựng Kế hoạch triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm; kế hoạch kiểm tra ATTP; tổ chức triển khai tốt Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán và mùa Lễ hội; Kế hoạch tuyên truyền; Kế hoạch Tháng hành động về an toàn thực phẩm và Tết Trung thu, tháng cao điểm đảm bảo an toàn thực phẩm;

- Tổ chức các hộ dân sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, không sản xuất kinh doanh tiêu dùng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép.

- Tổ chức lớp tập huấn về kiến thức ATTP trên bàn xã.

 

2. Công tác tuyên truyền

- Thực hiện thông tin, tuyên truyền về ATTP trên hệ thống truyền thanh của xã và thôn nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện các quy định của nhà nước về đảm bảo ATTP và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm cho toàn dân;

- Lồng ghép nội dung tuyên truyền thực hiện các quy định của nhà nước về ATTP cho người dân nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm;

 

3. Công tác kiểm tra

 - Tổ chức kiểm tra công tác bảo đảm ATTP vào các dịp: tết Nguyên Đán, tháng cao điểm, tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu…;

- Thực hiện kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm khi có các nguy cơ ô nhiễm thực phẩm.

- Thực hiện kiểm tra, kiểm soát về đảm bảo ATTP tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế và trong lưu thông, phân phối thực phẩm trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

 

4. Thống kê, báo cáo

Ban chỉ đạo xã Báo cáo kết quả triển khai hoạt động định kỳ và đột xuất về UBND xã, UBND huyện theo quy định.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm

- Tham mưu kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm.

- Tham mưu giúp UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn xã thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tham mưu triển khai Tháng cao điểm về an toàn thực phẩm trong dịp tết Nguyên đán và mùa Lễ hội; Tháng hành động về an toàn thực phẩm.

 

2. Trạm y tế

- Tham mưu tổ chức ký cam kết an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bữa ăn tập trung đông người (cưới giỗ, hiếu hỉ, trường học có bếp ăn bán trú).

- Tham mưu tổ chức các hộ dân sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm, không sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, không sản xuất kinh doanh tiêu dùng phụ gia thực phẩm không có trong danh mục cho phép.

- Phụ trách công tác chuyên môn trong kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

 

3. Công an xã

 Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm, đồng thời cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm hàng hóa lưu thông trên địa bàn xã.

 

4. Các trường học

- Thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại bếp ăn bán trú, chủ động phòng ngừa không để xảy ra ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh truyền qua thực phẩm.

- Thực hiện cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm, có hợp đồng mua bán thực phẩm với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn và kiểm tra nguồn gốc thực phẩm.

 - Phối hợp cử cán bộ, cô nuôi tham gia tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thực phẩm.

- Phối hợp với bộ phân chuyên môn của địa phương để giám sát chặt chẽ và xóa bỏ tình trạng bán hàng rong xung quanh cổng trường.

 

5. Trung tâm văn hóa - Thể thao xã

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền an toàn thực phẩm: Luật an toàn thực phẩm; các văn bản quy phạm pháp luật mới về an toàn thực phẩm, tuyên truyền, phổ biến trách nhiệm của các cá nhân, đặc biệt là của người sản xuất, kinh doanh trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho mọi người; tuyên truyền cho người dân các phương pháp tự bảo vệ bản thân khi sử dụng thực phẩm.

 

6. Công chức Kế toán - ngân sách.

 Tham mưu cho UBND xã bảo đảm nguồn kinh phí cho công tác an toàn          thực phẩm.

 

7. Các thôn

- Tuyên truyền phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh, chế biến, người tiêu dùng trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm an toàn qua hệ thống loa truyền thanh thôn.

-  Phối hợp với đoàn kiểm tra trong việc kiểm tra các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm trên địa bàn thôn.

 

8. Đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể

 Phối hợp với UBND xã, Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức cho cán bộ, hội viên và toàn thể Nhân dân tham gia học tập, tìm hiểu các biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm và gương mẫu thực hiện Luật an toàn thực phẩm. Giám sát, phát hiện, thông báo cho cơ quan chức năng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm để có biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của người dân.

Trên đây là Kế hoạch tiển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm năm 2024, yêu cầu các cá nhân, tổ chức, các thành viên Ban chỉ đạo xã và các thôn triển khai thực hiện có hiệu quả./.

 

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289