Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Phú Nhuận - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

Chương trình Mẹ đỡ đầu hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

Đăng lúc: 07:59:59 12/12/2023 (GMT+7)
100%
Print

Chương trình Mẹ đỡ đầu hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi

 

KẾ HOẠCH

Thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng

trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện Như Thanh

 

Thực hiện Kế hoạch của Ban Thường vụ Hội LHPN Tỉnh Thanh Hóa, kế hoạch thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Ban Thường vụ Hội LHPN huyện xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trên địa bàn huyện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Vận động cán bộ, hội viên phụ nữ và các tổ chức cá nhân tích cực hưởng  ứng Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm hỗ tr, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi do dịch bệnh Covid-19 hoặc mồ côi do nguyên nhân khác, không nơi nương tựa, có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em được phát triển toàn diện trong môi trường gia đình và cộng đồng.

- Hoạt động của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” được thực hiện hiệu quả, thiết thực, đảm bảo quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Các cấp Hội làm tốt vai trò kết nối giữa “Mẹ đỡ đầu” và các em, giám sát thực hiện chính sách, tham gia điều phối nguồn lực hỗ trợ đảm bảo công bằng, hỗ trợ các em tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

II. CHỈ TIÊU

- 100% Hội LHPN xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

III. NỘI DUNG, NGUYÊN TẮC, HÌNH THỨC, CÁCH THỨC ĐỠ ĐẦU

1.     Nội dung

1.1. Khảo sát, nắm nhu cầu, xác minh hoàn cảnh thực tế và cập nhật danh sách, thông tin địa chỉ của trẻ mồ côi để xây dựng kế hoạch hỗ trợ hiệu quả và vận động nguồn lực thực hiện Chương trình.

1.2. Tuyên truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa và các hoạt động của Chương trình “Mẹ đỡ đầu” nhằm nâng cao nhận thức của hội viên, phụ nữ đối với công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em thông qua sử dụng các trang mạng xã hội, Website, Fanpage, Zalo, Facebook, cuốn thông tin phụ nữ, hệ thống phát thanh cơ sở.

1.3. Vận động các đơn vị/ tổ chức/ cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ nguồn lực, ủng hộ chương trình hoặc nhận chăm sóc, đỡ đầu, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi. Cụ thể:

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ chăm sóc, nâng cao kiến thức, kỹ năng nuôi dưỡng trẻ mồ côi; tư vấn sức khỏe, tư vấn tâm lý.

- Hỗ trợ tiền mặt hoặc vật chất trực tiếp cho trẻ em mồ côi (hàng tháng hỗ trợ gạo, nhu yếu phẩm cần thiết cho sinh hoạt của trẻ).

- Hỗ trợ các hoạt động đảm bảo an toàn như vận động xây dựng mái ấm tình thương, tặng học bổng, hỗ trợ học phí…

- Hỗ trợ kết nối đào tạo nghề, giới thiệu việc làm sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông.

- Tặng quà nhân dịp các sự kiện, các ngày lễ, tết như: Tháng hành động Vì trẻ em, Quốc tế Thiếu nhi, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, Khai giảng năm học mới…

1.4. Thường xuyên giám sát việc thực thi chính sách đối với trẻ em mồ côi đảm bảo an toàn phòng chống xâm hại trẻ em trong gia đình và cộng đồng. Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em, gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được tiếp cận đầy đủ chính sách của nhà nước và các dịch vụ xã hội.

1.5. Tăng cường các hoạt động phối hợp thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu”. Kết nối các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức thành viên, các tổ chức phi chính phủ để tăng nguồn lực, hỗ trợ kịp thời cho trẻ em mồ côi, với phương châm “Không để trẻ em nào bị bỏ lại phía sau”. Phối hợp tổ chức Chương trình “Em không lẻ loi” do UBND tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa dự kiến triển khai.

2. Nguyên tắc thực hiện hoạt động đỡ đầu

- Hoàn toàn tự nguyện.

- Tôn trọng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em.

- Các hỗ trợ đảm bảo sát hợp với nhu cầu của trẻ; ưu tiên tối đa điều kiện để trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng trong môi trường gia đình, họ hàng, cộng đồng, quê hương.

- Công khai minh bạch nguồn hỗ trợ, đối tượng thụ hưởng.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Hội nơi có tập thể, cá nhân là “Mẹ đỡ đầu” với cấp ủy, chính quyền, các trung tâm và tổ chức Hội cơ sở nơi trẻ em sinh sống

3. Cách thức đỡ đầu.

 “Mẹ đỡ đầu” có thể là cá nhân nhà hảo tâm, có thể là tập thể (tổ chức, doanh nghiệp, Chi hội, CLB, nhóm phụ nữ) nhận chăm sóc nuôi dưỡng, đỡ đầu hoặc hỗ trợ nguồn lực để chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi theo 2 cách thức sau:

- Trực tiếp: Cá nhân/tổ chức trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi tại gia đình, cộng đồng, trung tâm, bệnh viện...

- Gián tiếp: Các tập thể/cá nhân nhận đỡ đầu thông qua gia đình, người nuôi dưỡng; hoặc hỗ trợ, tài trợ qua Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” tại các cấp Hội.

Trong đó:

+ Khuyến khích vận động các tổ chức/cá nhân nhận đỡ đầu để đảm bảo ổn định về môi trường sống, tâm sinh lý của trẻ.

+ Mỗi tập thể, tổ/nhóm, cá nhân có thể nhận đỡ đầu một hoặc nhiều trẻ.

+ Khuyến khích cam kết nhận đỡ đầu các em đến khi trưởng thành hoặc trong một thời gian nhất định theo điều kiện/khả năng của tổ chức, cá nhân nhận đỡ đầu hoặc theo nguyện vọng của gia đình. 

IV. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN

1. Đối tượng nhận đỡ đầu

- Trẻ em mồ côi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa, hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn).

- Trẻ mồ côi do những nguyên nhân khác (mồ côi cả cha và mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ, không nơi nương tựa hoặc có người nuôi dưỡng thuộc hộ nghèo, gia đình khó khăn).

2. Thời gian:

- Thực hiện thường xuyên, liên tục, triển khai từ năm 2021.

- Tổ chức sơ kết 5 năm thực hiện chương trình vào năm 2026.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội LHPN huyện

- Căn cứ vào Chương trình của Hội LHPN tỉnh, báo cáo cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch và triển khai Chương trình “Mẹ đỡ đầu” gắn với thực hiện Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” tới cấp Hội cơ sở phù hợp với tình hình và điều kiện của từng địa phương, đơn vị.

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” lồng ghép với chương trình “Em không lẻ loi” (do UBND tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa dự kiến triển khai) thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo.

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường các tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, giới thiệu các địa chỉ cần thiết, đồng thời biểu dương, nêu những gương người tốt, việc tốt vì trẻ em.

- Cập nhật, cung cấp thông tin địa chỉ của trẻ mồ côi, vận động các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình “Mẹ đỡ đầu”, kết nối các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, những nhà hảo tâm đến với trẻ em mồ côi.

2. Hội LHPN xã, thị trấn

- Báo cáo cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu”gắn với thực hiện Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” phù hợp với tình hình và điều kiện của từng địa phương, đơn vị.

- Cập nhật danh sách trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình “Mẹ đỡ đầu” lồng ghép với chương trình “Em không lẻ loi” (do UBND tỉnh Thanh Hóa và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa dự kiến triển khai) thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, tập trung nguồn lực, tránh chồng chéo.

- Thành lập mô hình “Nhóm mẹ đỡ đầu” tại các Chi hội có trẻ em mồ côi hoàn cảnh khó khăn. Mô hình có nhiệm vụ:

+ Xây dựng kế hoạch cụ thể vận động, hỗ trợ các nguồn lực nhằm giúp đỡ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.

+ Vận động nguồn lực hỗ trợ tiền mặt hoặc hiện vật hàng tháng cho trẻ em nhận đỡ đầu như các nhu yếu phầm gạo, thực phẩm, sữa, quần áo, học phí, đồ dùng, thiết bị học tập…

+ Chú trọng chăm sóc, tư vấn về tình cảm, tinh thần và đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường gia đình và cộng đồng. Thường xuyên quan tâm, gần gũi, nắm bắt tình hình phát triển, sức khỏe, tâm lý của trẻ em nhận đỡ đầu, đặc biệt có những trẻ bị sang chấn tâm lý, bị trầm cảm bị xâm hại, bạo lực học đường… để động viên, tư vấn kịp thời cho trẻ và người chăm sóc trẻ có biện pháp hỗ trợ giúp trẻ vượt qua khó khăn.

+ Phân công thành viên đến hỗ trợ ngày công giúp đỡ gia đình nuôi dưỡng trẻ em mồ côi trong mùa vụ, thu hoạch nông sản, lúc trẻ ốm đau, bệnh tật cần thêm người chăm sóc.

+ Hỗ trợ, hướng dẫn trẻ em, gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em được tiếp cận đầy đủ chính sách của nhà nước. Giám sát việc thực thi chính sách đối với trẻ em mồ côi./.

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289